Giải đáp 5 thắc mắc thường gặp nhất xung quanh trái chôm chôm

Đăng bởi Thế Giới Nông Sản ngày

Chôm chôm là loại quả vô cùng quen thuộc với mọi người. Quả chôm chôm có vị ngọt thanh, tươi mát, giòn giòn ăn mãi không ngán. Ngon và nhiều vitamin tốt cho cơ thể, nhưng liệu ăn nhiều chôm chôm có tốt không? Trong bài viết này, Thế Giới Nông Sản sẽ giúp bạn giải đáp 5 thắc mắc thường gặp nhất xung quanh trái chôm chôm.

Ăn chôm chôm có tăng cân không?

Nếu vẫn còn phiền muộn vì lượng đường có trong quả, thì một tin vui cho chị em chính là lượng đường này tốt cho cơ thể, nếu ăn với mức độ vừa phải sẽ không bị tăng cân.

Với thành phần dinh dưỡng dồi dào và vô cùng phong phú nhưng có hàm lượng nước và chất xơ cao, lượng calo thấp sẽ giúp no lâu và giảm sự thèm ăn. Từ đó giúp cho quá trình giảm cân của chị em diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả như ý hơn.

Tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều chôm chôm. Hãy luôn có một chế độ ăn kiêng hợp lý, sinh hoạt lành mạnh và luyện tập mỗi ngày, chị em có thể tự tin ăn bất cứ thứ gì mình thích mà không còn phải canh cánh nỗi lo tăng cân nữa.

Mẹ bầu có nên ăn chôm chôm không?

Với những mẹ bầu khi ăn chôm chôm sẽ nhận được rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

  • Nhờ vị ngọt tự nhiên sẽ giúp cải thiện tình trạng choáng váng, buồn nôn. Đồng thời, làm giảm những triệu chứng gây khó chịu mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng gặp.

  • Chôm chôm còn đóng vai trò là nguồn cung cấp chất sắt cao. Giúp mẹ bầu chống lại sự mệt mỏi, chóng mặt khi mang thai. Tăng cường hấp thụ chất sắt còn giúp cải thiện mức huyết sắc tố hemoglobin có trong cơ thể của người mẹ.

  • Chôm chôm còn chứa hàm lượng vitamin E có tác dụng làm dịu tình trạng ngứa ngáy, gây khó chịu mà mẹ bầu gặp phải trong thời kỳ mang thai.

Dù chôm chôm đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe bà bầu nhưng không phải vì thế mà mẹ bầu ăn nhiều chôm chôm bởi đây là một loại trái cây nóng. Đặc biệt, mẹ bầu không nên ăn quả chôm chôm quá chín bởi nồng độ cồn cao trong loại quả này không an toàn cho mẹ và bé.

Ăn chôm chôm nóng hay mát?

Chôm chôm là trái cây nhiệt đới, được xếp vào danh sách loại quả có tính nóng. Chính vì vậy, nếu ăn nhiều chôm chôm rất dễ bị nổi mụn hoặc nhiệt miệng. Nguyên nhân là từ lượng đường và vitamin C có trong chôm chôm. Khi đạt đến một lượng lớn các thành phần này sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn nằm trên da là liên cầu, tụ cầu phát triển, gây nên mụn nhọt.

Ai không nên ăn chôm chôm?

Tuy chôm chôm ăn ngon, ngọt và có nhiều chất dinh dưỡng nhưng đây không phải loại quả dành cho những đối tượng sau:

  • Người đầy bụng, khó tiêu không nên ăn chôm chôm vì sẽ gây ra ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến tình trạng đầy bụng, khó tiêu trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Người nóng trong hay bốc hỏa không nên ăn chôm chôm vì loại quả này gây nóng sẽ khiến người bệnh càng thêm bức bối, khó chịu.

  • Người bị bệnh tiểu đường không ăn loại quả này vì chôm chôm là trái cây có hàm lượng đường cao, nếu ăn nhiều chôm chôm sẽ trở thành nguyên nhân làm tăng đường huyết khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

  • Người bị nhiệt miệng, mụn nhọt, rôm sảy không nên ăn chôm chôm vì loại quả này chứa nhiều đường gây nhiệt cho cơ thể. Đồng thời, chôm chôm cũng làm kích thích nổi mụn nhọt và rôm sảy xảy ra.

Những người đang muốn giảm cân. Dù chôm chôm được biết hỗ trợ giảm cân vì chứa nhiều chất xơ giúp bạn no lâu. Tuy nhiên, chôm chôm lại là loại quả chứa nhiều đường, có độ ngọt cao. Nếu ăn nhiều chôm chôm sẽ khiến quá trình giảm cân của bạn không đạt hiệu quả như mong muốn.

Ăn chôm chôm thế nào để tốt cho sức khỏe

Không ăn quá nhiều chôm chôm

Chôm chôm với độ ngọt thơm hấp dẫn, kích thích vị giác khiến bạn có thể ăn lượng chôm chôm cao hơn nhiều so với thông thường.

Không ăn chôm chôm trước khi ăn cơm

Ăn chôm chôm lúc đói sẽ khó kiểm soát được khối lượng chôm chôm bạn nạp vào cơ thể. Chôm chôm cũng là loại quả ngọt, việc tiêu thụ quá nhiều đường trước bữa ăn làm nhanh no và không thể dung ăn thêm thức ăn cũng như các dưỡng chất khác.

Hạn chế các món chế biến từ chôm chôm

Những món như chôm chôm sấy khô, mứt chôm chôm... đều có lượng calo khá lớn do lượng đường cô đọng lại nhiều gấp 8 lần so với lượng đường bình thường có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường.

Không ăn chôm chôm khi cơ thể nhiệt, nóng

Chôm chôm là trái cây nhiệt đới nên nếu ăn quá nhiều sẽ làm cơ thể nóng và dễ sinh mụn nhọt. Tình trạng nặng hơn có thể gây hại đến hệ tiêu hóa, làm khó tiêu, ảnh hưởng sức khỏe đường ruột.

Bà bầu nên ăn lượng chôm chôm vừa phải

Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ ăn nhiều chôm chôm cũng dễ nổi rôm sảy, ngứa ngáy, nóng sốt…

 

Thế Giới Nông Sản đã chia sẻ tới bạn giải đáp 5 thắc mắc thường gặp nhất xung quanh trái chôm chôm. Dù rất ngon và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng hãy sử dụng với lượng vừa phải để đạt hiệu quả tốt nhất nhé! 


Cũ hơn Mới hơn


0 bình luận


Bình luận

Lưu ý: Các bình luận phải được duyệt trước khi được hiển thị.